Để tiến công Việt Nam năm 1979, phía Trung Quốc đã huy
động tổng cộng 7 trung đoàn và 2 tiểu đoàn thuộc lực lượng tăng thiết giáp, cụ
thể:
Trung đoàn xe tăng Quân đoàn 41, Quân khu Quảng Châu: 105 xe tăng hạng nhẹ Type-62, 13 thiết giáp chở quân Type-63, 4 xe cứu kéo.
Trung đoàn xe tăng Quân đoàn 42, Quân khu Quảng Châu: 106 xe tăng hạng nhẹ Type-62, 13 thiết giáp chở quân Type-63, 4 xe cứu kéo.
Trung đoàn xe tăng Quân đoàn 43, Quân khu Vũ Hán: 80 xe tăng hạng trung Type-59, 7 thiết giáp chở quân Type-63, 4 xe cứu kéo.
Trung đoàn xe tăng Quân đoàn 54, Quân khu Vũ Hán: 80 xe tăng hạng trung T-34.
Trung đoàn xe tăng Quân đoàn 55, Quân khu Quảng Châu: 107 xe tăng hạng nhẹ Type-62, 13 thiết giáp chở quân Type-63.
Trung đoàn xe tăng độc lập Quân khu Quảng Châu: 80 xe tăng lội nước Type-63, 9 thiết giáp chở quân Type-63.
Trung đoàn xe tăng độc lập Quân khu Côn Minh: 102 xe tăng hạng nhẹ Type-62, 11 thiết giáp chở quân Type-63.
Tiểu đoàn 2, Trung đoàn xe tăng độc lập Quân khu Thành Đô: 37 xe tăng hạng trung Type-59
Tiểu đoàn hỏa tiễn, Sư đoàn xe tăng số 1, Quân khu Bắc Kinh: 18 hỏa tiễn tự hành Type-70 (xe thiết giáp Type-63 mang dàn hỏa tiễn 19 nòng 130mm).
Tổng cộng 781 xe chiến đấu với 697 xe tăng và 84 thiết
giáp.
Hướng Hoàng Liên Sơn có 1 trung đoàn xe tăng hạng trung độc lập của Quân khu Côn Minh với 113 xe chiến đấu.
Hướng Lạng Sơn có 1 trung đoàn tăng hạng trung của Quân đoàn 55 và 1
tiểu đoàn tăng lội nước
thuộc Trung đoàn xe
tăng độc lập Quân khu Quảng Châu, tổng cộng 107 xe tăng
hạng nhẹ Type-62, 26 xe tăng lội nước Type-63 và 13 thiết giáp chở quân Type-63.
Hướng Cao Bằng là nơi tập trung hơn 60% lực
lượng xe tăng của Trung Quốc, gồm
2 trung đoàn tăng hạng nhẹ
của Quân đoàn 41 và 42, 1 trung đoàn tăng hạng trung của Quân đoàn 43, 2 tiểu đoàn tăng lội
nước của Trung đoàn xe tăng độc lập Quân khu
Quảng Châu và 1 tiểu đoàn hỏa tiễn tự hành. Tổng cộng 211 xe tăng hạng nhẹ
Type-62, 80 xe tăng hạng trung Type-59, 54 xe tăng lội nước Type-63, 42 thiết giáp
chở quân Type-63 và 18 hỏa tiễn tự hành Type-70.
Như vậy lực lượng trực tiếp tham chiến
trong thực tế là 580
xe tăng và 84 thiết
giáp. Trung đoàn xe tăng Quân đoàn 54 và Tiểu đoàn Type-59 của Trung đoàn xe tăng độc lập Quân khu Thành Đô nằm dự bị phía sau, không
tham chiến.
Trong số 664 xe chiến đấu tham chiến, có tới
609 chiếc bị hư hỏng ở nhiều cấp độ. 87% các tổn thất này (tương đương 530 xe)
xảy ra trong 4 ngày chiến đấu đầu tiên (trong đó ngày 17-2-1979 lên tới 52%, còn lại lần lượt là 15%, 13%,
7%). Con số
này đã tính tất cả các sự
cố, hỏng hóc kỹ thuật, bao gồm cả không trong tình huống chiến đấu. Số xe
"chiến thương" được Trung
Quốc xác định là chiếm 31%, nghĩa là khoảng 190-200 xe. Có 76 chiếc được tính là bị phá hủy (có 5 xe Type-59, còn lại là Type-62 và Type-63), trong đó 32 xe được đưa về Trung Quốc xử lý và 44 xe bị bỏ lại chiến trường. Còn
lại 533 xe (cả chiến thương lẫn phi chiến thương) được sửa chữa và khôi phục
tình trạng chiến đấu.
Thông cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Việt Nam tuyên bố tiêu diệt 280
xe tăng và thiết giáp đối phương, cao
gấp rưỡi số Trung Quốc tự nhận.
Trong điều kiện chiến tranh thì chuyện
sai số như vậy là bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét