Mô tả của phía Trung Quốc về các
sự kiện như sau:
Chiều 19-2-1979, Đại đội xe tăng 7, Tiểu đoàn 3 dẫn đầu đội hình
Trung đoàn xe tăng Quân đoàn 42 của Trung Quốc tiến công trên hướng từ Đông Khê theo Đường số 4 về Thị xã Cao Bằng. Đây là trung đoàn xe tăng hạng
nhẹ, trang bị 106 xe tăng K-62-85 (Type-62), 13 thiết giáp K-63 và 4 xe hỗ trợ.
Lúc 13h35, Đại đội 7 tổ chức vượt qua cầu số 9 (?) - một cây cầu
đá đã bị công binh Việt Nam đặt mìn phá hủy một phần. Chỉ chiếc đi
đầu của Trung đội 1 mang số hiệu 706 qua được trước khi cầu sập,
chiếc thứ hai phải dừng lại và bị bắn cháy. Toàn bộ đội hình phía
sau phải dừng lại và mất liên lạc với xe 706.
Xe 706 tiếp tục lao thẳng về Thị xã Cao Bằng
với tốc độ 40km/h. Trên đường chiếc xe này bị trúng đạn làm trưởng xe
trung đội trưởng Tạ Vinh Sinh bị thương nặng và pháo hai Dương Bỉnh Nam
tử trận. Lái xe Lưu Yên Huy và pháo thủ Trịnh Hải Thạch tiếp tục
điều khiển xe vừa chạy vừa bắn trả. Chiếc xe này chạy vào trong Thị xã Cao Bằng, sau đó vượt qua cầu và chạy
lên đồi Nà Toòng (điểm cao 316). Bộ đội Việt Nam bao vây tấn công và
bắn cháy xe. 2 lính tăng Trung Quốc phải trốn vào rừng, sau đó bị bắt
làm tù binh chiều 21-2-1979 trong khi đang ra ngoài tìm thức ăn.
Quân Trung Quốc làm chủ thị xã ngày 25-2-1979 và tìm thấy xác xe tăng. Cho rằng cả 4 thành viên kíp lái đều
đã chết trong chiến đấu, chỉ huy đơn vị này đã viết báo cáo ca ngợi
thành tích và đề nghị phong danh hiệu "anh hùng chiến xa" cho
xe 706. Phóng viên của xưởng Bát Nhất được điều đến quay phim
chụp ảnh để làm thành phim tài liệu. Tuy nhiên giữa lúc đấy thì Đài
Tiếng nói Việt Nam cho phát thanh lời khai của các tù binh Trung Quốc,
trong đó có pháo thủ Trịnh Hải Thạch. Thế là tất cả đều bị hủy
bỏ.
Kết thúc đợt chiến đấu tháng 2-1979, các xe 704, 705, 708 của Trung
đội 1 đều được phía Trung Quốc tặng huân chương Nhất đẳng công, chỉ
riêng xe 706 được coi như biến mất khỏi lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét